Wednesday, November 6, 2013

Cách tính năm nhuận

Cách tính một năm có phải năm nhuận không?

Nếu thỏa mãn một trong hai điều kiện này thì đó là năm nhuận:
1/ Năm nhuận % 4==0 && năm nhuận % 100 !=0.
2/ Năm nhuận % 400==0.

Code: if((nam%== && nam%100 != 0)||(nam%400 ==0))

Một bài viết mình copy để chúng ta cùng hiểu hơn về năm nhuận, bạn cũng có thể đọc thêm tại Wikipedia

Sao lại có năm nhuận?


Dương lịch nhuận.

Lịch Julian 365 ngày/ năm (theo tên của Julius Caesar) vẫn chưa hoàn hảo. Vì vẫn chưa giải quyết hết còn phần lẻ nên cứ 128 năm sự sai biệt lên đến một ngày. Cho đến tháng 10 năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII phát hiện ra rằng loại lịch của người La Mã đang sử dụng đã bị chậm đi 10 ngày so với mùa màng. Do đó ông ta quyết định là ngày thứ 5 ngày 4/10/1582 sẽ là ngày cuối cùng của lịch La Mã và ngày sau đó sẽ bắt đầu lịch mới: Lịch Gregorian.

Lý do nằm ở chu kỳ quay quanh mặt trời của trái đất. cứ mỗi 1 năm 365 ngày lại dư ra thêm khoảng 6h, chính xác là 5h48’46”. Nếu làm tròn là 6h thì cứ 4 năm cộng lại là được thêm 1 ngày. năm đó sẽ có 366 ngày, ngày thêm vào sẽ là ngày 29/2 của năm đó. Ai mà sinh vào ngày này thì 4 năm chỉ được 1 lần sinh nhật thôi..
Tuy nhiên rắc rối vẫn còn ở những con số lẻ 6h – 5h48’46”, cho nên cứ sau khoảng 130 năm sẽ hụt mất 1 ngày, phải bỏ đi 3 ngày sau mỗi 400 năm

Quy ước năm nhuận của lịch Gregorian không khác với lịch La Mã cổ đại chỉ có một thay đổi nhỏ là năm nào có 2 số tận cùng là 00 mà không chia hết cho 400 sẽ không phải là năm nhuận và ngược lại. Ví dụ năm 1900 không phải là năm nhuận và tháng 2 năm đó chỉ có 28 ngày.
Để cho dể nhớ chúng ta có công thức như sau:
  • Những năm chia hết cho 4 là năm nhuận (có ngày 29 Tháng Hai)
  • Nhưng không tính những năm chẵn trăm (ví dụ năm 1900 hay 2100 chia hết cho 4 nhưng không có ngày 29 Tháng Hai)
  • Nhưng lại tính những năm chẵn trăm chia hết cho 400 (ví dụ năm 2000 chia hết cho 400, nên năm 2000 có ngày 29 Tháng Hai)

Stonehenge (Wiltshire, England) được giả thuyết là di tích về 1 đài thiên văn cổ

Âm lịch

Mặt trăng quay xung quanh trái đất và thay đổi từ lúc bắt đầu tuần trăng mới (new moon) đến trăng rằm, tròn, rồi khuyết dần cho đến mất hẳn để lại bắt đầu tuần trăng mới kế tiếp. Sự chuyển vần theo một chu kỳ gần như nhất định của mặt trăng rất dễ nhận thấy nên từ xưa, người ta đã bắt đầu làm lịch dựa theo chu kỳ của mặt trăng. Người Trung Hoa đã dùng chữ Nguyệt nghĩa là mặt trăng để chỉ tên tháng. Chữ Month trong tiếng Anh cũng do chữ Moon mà ra (Pogge, Astronomy 161, 07 tháng 1, 2001).
Lịch dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, ta gọi theo Trung hoa là âm lịch.
Âm lịch nhuận
Theo truyền thuyết vua Hoàng đế của Trung hoa đã lập nên âm lịch từ thế kỷ 26 trước Công nguyên, tức hơn 4600 năm rồi. Năm âm lịch thường có 12 tháng, mỗi tháng có 29 (tháng thiếu) hay 30 (tháng đủ) ngày. Như thế một năm âm lịch thường, có từ 353 đến 355 ngày. Trái đất quay quanh mặt trời và quay trọn một vòng trong 365 ngày (đúng ra là 365, 242199 ngày, là một năm thiên văn, astronomic year). Tùy theo vị trí tương ứng giữa trái đất và mặt trời mà sinh ra mùa màng trên trái đất. Ðể mùa màng vẫn xảy ra đúng với ngày tháng âm lịch, nên cứ hai hoặc ba năm lại có năm nhuận. Thường thì trong 19 năm sẽ có 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng, có hai tháng trùng tên, tháng thứ nhì là tháng nhuận. Tùy theo tháng nhuận, năm nhuận có từ 382 đến 385 ngày.

0 comments:

Post a Comment